HIỂU ĐÚNG VỀ ĐỜM
.
HIỂU ĐÚNG VỀ ĐỜM
Đờm, tiếng Hán là "Đàm", gắn với nhiều căn bệnh, đa số chúng ta hiểu sai về nó nên gây hại cho cơ thể rất nhiều mà không biết.
Trước hết cần phải khẳng định đờm không phải là bệnh, và cũng không là nguyên nhân gây ra bệnh, mà chính là do có bệnh nên mới sinh ra đờm, đừng hiểu lộn ngược vấn đề, như có quan điểm cho rằng hết đờm hết ho, đấy là không đúng.
Đờm chính là tinh chất của đồ ăn thức uống chúng ta ăn uống vào, lẽ ra nó sẽ được chuyển hoá thành khí huyết và chất dinh dưỡng nói chung, rồi phân bố đi nuôi dưỡng cơ thể, nhưng vì công năng của tạng phủ bị hư yếu, không làm tròn trách nhiệm nên chất tinh tuý đó không chuyển thành chất dinh dưỡng mà ứ đọng lại tạo thành đờm, ba tạng- Tức ba cơ quan chịu trách nhiệm trực tiếp ở đây là tỳ, phế, thận.
Bình thường, sau khi chúng ta đưa thức ăn, nước uống vào cơ thể, dạ dày sẽ làm nhiệm vụ ngào nhừ, nấu chín còn tỳ sẽ chắt lọc lấy chất dinh dưỡng tinh tuý nhất- Đông y gọi là chất tinh vi của thủy cốc, rồi "Bơm" lên trên phế, phần cặn bã còn lại được chuyển xuống ruột để tái hấp thu. Tại phế tinh chất này được trộn với không khí và năng lượng của phế (Thuật ngữ Đông y là Tông khí) để hoá thành dạng năng lượng cơ thể có thể tiếp thu được, đồng thời phế khí sẽ tạo áp lực phân bố năng lượng này tới các tạng phủ, qua đó chuyển hoá thành khí huyết, tân dịch... Để nuôi dưỡng cơ thể.
Nhưng nếu tạng phế bị suy yếu, hay phế nhiễm lạnh, hoặc bị nhiệt hun đốt thì phế khí không đủ sức chuyển hoá và giáng xuống, làm cho chất tân dịch nói trên ứ đọng lại ở phổi, hoặc đẩy ngược lên trên hầu họng... Tạo thành đờm, nếu nặng có thể xông lên cả mũi và tai rồi uất ở đó tạo thành cái mà ta quen gọi là "Viêm xoang", "Viêm tai giữa"... Nếu trong phổi, hầu họng, mũi tai có đờm uất tụ lâu cũng có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, lúc này dùng kháng sinh cũng có vẻ đỡ, nhưng thực ra đó chỉ là việc làm ngọn ngành, không liên quan gì đến gốc bệnh, mà lại còn bị kháng sinh tác hại.
Trong trường hợp tỳ bị suy yếu, không chuyển vận chất tinh vi của thủy cốc lên phế được, tân dịch ứ đọng lại trong dạ dày, cũng sinh ra đờm. Theo Đông y, thận là cơ quan cai quản thủy dịch, tính năng của thận là chuyên thu nạp chuyển hoá, nếu thận hư thì công năng chuyển hoá và thu nạp của thận không tốt nên chất tân dịch không được chuyển hoá thành khí huyết mà trào ngược lên trên tạo thành đờm.
Như vậy do công năng của tỳ, phế, thận suy yếu mà tạo thành đờm, mà đờm càng nhiều thì chất dinh dưỡng cho cơ thể càng thiếu hụt, ăn uống vào tuy nhiều nhưng hóa ra đờm gần hết, làm sao đủ chất nuôi thân, tỳ phế thận càng suy yếu hơn.
Đến đây chắc chúng ta cũng đã rõ về bản chất của đờm, rõ ràng đờm không phải là bệnh, mà vì có bệnh của tạng phủ mới gây nên đờm, nên đừng quan tâm tới trừ đờm, mà hãy kiện toàn chức năng của tạng phủ trước, một khi tỳ phế thận mạnh khoẻ đờm sẽ tự hết.
Nhiều người không xét tận gốc, coi đờm như giặc, thấy có đờm liền ra sức dùng thuốc long đờm, khu đờm, trừ đờm, mà thuốc trừ đờm như bán hạ, nam tinh, trần bì... Vốn là khô táo, uống càng nhiều càng hao tổn âm khí của tỳ phế thận, lâu ngày chân âm cạn kiệt vô phương cứu chữa, hoặc dùng kháng sinh vô tội vạ làm tổn hại cơ thể một cách oan uổng thật đáng tiếc.
Như vậy phép chữa là bồi bổ, kiện toàn chức năng của tỳ phế thận là gốc, Thầy thuốc phải tuỳ theo thể trạng của từng bệnh nhân mà gia giảm nặng nhẹ cho phù hợp, không cần trừ mà đờm tự tiêu, cơ thể lại còn mạnh khỏe hơn trước. Thang thuốc mời các bạn xem bài "Bài thuốc cơ bản bổ ba tạng tỳ phế thận".
Đối với các trường hợp do ngoại cảm mà có đờm thì dùng sơ sơ chút thuốc giải cảm mà uống, nếu chưa hết đờm thì cũng phải theo phép bổ dưỡng tỳ phế thận mà chữa, chớ dùng những bài trừ đờm như Nhị trần hay Đạo đờm mà làm tổn thương cơ thể. Đặc biệt là với các cháu nhỏ, dù là đờm như thế nào cũng phải quy về tỳ phế thận hư và lấy việc bổ tỳ phế thận mà trị liệu, không nên dùng kháng sinh, thực tế lâm sàng cho thấy hiệu quả dùng thuốc Đông y trong trường hợp này gần như tuyệt đối, đờm hết mà còn tạo được sức đề kháng cho các cháu, còn dùng kháng sinh có hại như thế nào thì chắc là ai cũng rõ.
Nếu thấy thông tin hữu ích, các bạn hãy chia sẻ bài viết cho bạn bè