Giỏ hàng

Áp Xe Hậu Môn Là Bệnh Gì?

.

Áp xe hậu môn là bệnh thường gặp, được xếp vào nhóm những bệnh về trực tràng hậu môn nguy hiểm gây nhiễm trùng tầng sinh môn, rò hậu môn. Vậy áp xe hậu môn là bệnh gì? Làm thế nào để phát hiện mình bị bệnh và cách điều trị áp xe hậu môn như thế nào? Một số thông tin hữu ích trong bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ thêm về căn bệnh này.


Áp xe hậu môn là bệnh gì?

Áp xe hậu môn là bệnh lý phát sinh từ những viêm nhiễm tuyến hậu môn. Biểu hiện bằng việc hình thành các mô mềm hoặc viêm cứng chứa mủ, sau một thời gian chúng vỡ ra gây khó chịu và đau đớn cho người bệnh. Việc vệ sinh kém cùng với sự xuất hiện của vết nứt hậu môn và quan hệ tình dục bằng đường hậu môn, bệnh tiểu đường, viêm vùng chậu, bệnh trĩ, viêm ruột,…là các nguyên nhân gây áp xe hậu môn thường thấy và đẩy nhanh sự tiến triển của bệnh.

ap-xe-hau-mon-la-benh-gi

Áp xe hậu môn là bệnh gì?

Triệu chứng áp xe hậu môn

Tùy vị trí ổ áp xe hậu môn cũng như mức độ bệnh mà biểu hiện từng trường hợp khác nhau. Một số dấu hiệu điển hình khi mắc áp xe hậu môn thường là:

– Tình trạng viêm hậu môn do các kích ứng da xung quanh hậu môn khiến vùng da này sưng đỏ.

– Đau đớn đặc biệt khi đi lại và ngồi xuống.

– Có mủ trắng chảy ra.

– Hay căng thẳng, không tập trung, cơ thể mệt mỏi, áp lực khi đi tiểu tiện và đại tiện

– Sốt, cảm giác ớn lạnh cũng là triệu chứng áp xe hậu môn ở mức độ nặng.

Khi nào cần đến bác sĩ ngay?

Bạn nên đến ngay bác sĩ khi có các dấu hiệu nghi ngờ áp xe hậu môn như:

  • Cảm giác khối trực tràng nóng, đỏ, mềm và có dấu hiệu sưng tấy.
  • Bệnh nhân đau nhói quanh trực tràng và hậu môn.
  • Cơn đau sẽ nặng hơn khi cơ thể bạn bị kéo căng hoặc cử động đột ngột.

Chẩn đoán áp xe hậu môn bằng cách nào?

Để nhận biết có phải áp xe hậu môn hay không, bác sĩ sẽ dựa vào tiền sử bệnh và các triệu chứng chủ yếu mà bạn thường gặp. Ngoái ra, kiểm tra trực tràng bằng nội soi, chụp CT, siêu âm, MRI,… cũng là những biện pháp có thể áp dụng để kiểm tra các vấn đề về hậu môn và trực tràng.

Điều trị áp xe hậu môn như thế nào?

Điều trị áp xe hậu môn cần thiết phải xử lý triệt để mủ tại vị trí áp xe:

ap-xe-hau-mon-la-benh-gi1

  • Áp xe trên cơ nâng hậu môn.
  • Áp xe hố ngồi trực tràng.
  • Áp xe quanh hậu môn.
  • Áp xe gian cơ thắt bằng cách phẫu thuật dẫn lưu mủ ra bên ngoài, tốt nhất là trước khi áp xe vỡ mủ.

Khi có bệnh áp xe hậu môn, bệnh nhân không nên ngại thăm khám vì sẽ khiến cho bệnh dễ tiến triển nặng nề hơn. Ngoài ra, bệnh nhân cần ăn nhẹ, bổ sung nhiều rau củ quả, chọn thức ăn dễ tiêu và dùng thuốc nhuận tràng, giữ vệ sinh sạch sẽ,… để khắc phục nhanh chóng tình trạng bệnh, giúp việc điều trị thuận lợi hơn. Chúc bạn có nhiều sức khỏe và sớm khỏi bệnh.

Danh mục tin tức