Giỏ hàng

Cách Xử Lý Khi Trẻ Đi Ngoài Ra Máu Nhầy An Toàn Hiệu Quả

.

Trẻ đi ngoài ra máu nhầy tuy không phải là trường hợp hiếm gặp, nhưng ở những gia đình chưa có kinh nghiệm chăm sóc trẻ nhỏ thì đây là vấn đề cũng cần được lưu ý. Bởi vì khi trẻ đi ngoài ra máu có thể là máu tươi, sẫm hoặc đen, máu nhầy sẽ khiến cho các mẹ lo lắng. Vậy nguyên nhân trẻ bị đi ngoài ra máu nhầy là gì và cách xử lý ra sao?

Cách xử lý khi trẻ đi ngoài ra máu nhầy an toàn hiệu quả

Trẻ đi ngoài ra máu nhầy là biểu hiện của bệnh gì?

Đi tiêu ra máu ở trẻ không phải là dấu hiệu bình thường, các mẹ cần chú ý quan sát màu sắc phân, lượng máu cùng các biểu hiện bất thường khác để có phương án đối phó phù hợp. Nếu máu xuất phát từ đại tràng hoặc trực tràng có màu đỏ và chỉ có thể phủ bên ngoài phân. Còn nếu máu từ đoạn trên của đường tiêu hóa thì màu máu thường sậm hơn như màu nâu, nâu sẫm, đen và hòa vào phân. Và trong từng trường hợp cụ thể thì đặc điểm máu cũng khác nhau. Đối với tình trạng bé đi ngoài ra máu nhầy thì nguyên nhân được cho là:

1 – Do nhiễm khuẩn đường ruột

Thường trẻ bị nhiễm trùng đường tiêu hóa sẽ bị đau bụng, mệt mỏi, sốt, buồn nôn và nôn, tiêu chảy, đi cầu phân lỏng có thể lẫn chất nhầy và bạch cầu. Mặc dù trường hợp nhiễm trùng nhẹ thì có thể điều trị tại nhà dễ dàng, nhưng nếu trẻ bị tiêu chảy nhiều lần (5-6 lần/giờ), phân toàn nước, nước phân đục, không tiểu tiện hoặc tiểu rất ít. Nguyên nhân chủ yếu là do trẻ tiếp xúc với ổ vi khuẩn và bị xâm nhập trực tiếp vào cơ thể. Nếu không được can thiệp y tế sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

Cách xử lý khi trẻ đi ngoài ra máu nhầy an toàn hiệu quả

2 – Bệnh kiết lỵ khiến trẻ đi ngoài ra máu nhầy

Phần lớn trẻ đi ngoài ra máu nhầy bởi 2 căn nguyên chủ yếu là lỵ trực khuẩn và lỵ amip. Tuy nhiên, dù ở bất kỳ căn nguyên nào, các mẹ cũng nên cho trẻ thăm khám và điều trị đúng lúc.

  • Đối với trẻ bị lỵ trực khuẩn: Bệnh biểu hiện cấp tính kèm theo các dấu hiệu khác như sốt cao, đại tiện nhiều lần/ngày, phân lỏng có lẫn máu mũi và dễ dẫn đến trạng thái nhiễm độc.
  • Đối với bệnh lỵ amíp: Biểu hiện bệnh kéo dài, thải phân ít, lỏng nhưng rất nhiều nhầy và máu. Có biểu hiện tương tự như táo bón.

3 – Polyp đại trực tràng 

Mặc dù ít gặp nhưng cũng nên cẩn trọng với bệnh polyp đại trực tràng ở trẻ. Thường người bệnh polyp đại trực tràng sẽ thấy đi ngoài phân máu và máu tươi nhỏ giọt cuối bãi, máu có thể bao ngoài khuôn phân thành sọc nhưng ở trẻ cũng có thể thấy đi ngoài phân nhầy máu. Nguyên nhân được xác định là do khối polyp trực tràng sát hậu môn nên có thể gây kích thích khiến phân nhầy máu và dễ nhầm với hội chứng lỵ. Tuy nhiên, việc chẩn đoán và điều trị polyp đại trực tràng cần nội soi đại tràng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Sau khi cắt polyp hầu hết trẻ hết triệu chứng đi ngoài ra máu, duy chỉ một số rất ít các trường hợp polyp có thể tái phát nếu không được chăm sóc đúng cách.

Cách xử lý khi trẻ đi ngoài ra máu nhầy an toàn hiệu quả

4 – Bị bệnh lồng ruột

Tuy lồng ruột có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng các thống kê cho thấy 80-90% các bệnh nhân là trẻ dưới 1 tuổi, đặc biệt là các bé trai bụ bẫm, nhiều nhất là từ 5-6 tháng tuổi,vì vậy mẹ phải hết sức thận trọng. Khi trẻ thường xuyên khóc thét kèm theo các triệu chứng như đau bụng, nôn mửa, bỏ bú, sau đó bụng trướng căng, đại tiện phân máu lẫn nhầy và có thể toàn máu tươi, người mệt lả, da xanh tái, tiểu ít, sốt cao, lờ đờ thì cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay.

Mẹ cần làm gì khi bé đi ngoài ra máu nhầy?

Trong một số trường hợp, bé đi ngoài ra máu nhầy rất bình thường và không đáng ngại song cũng không nên coi thường. Với người lớn, khi mất một lượng máu nhỏ thì chưa ảnh hưởng gì đến tính mạng, nhưng với số lượng đó mà xảy ra ở trẻ em thì có thể gây nguy hiểm. Bé có thể bị sốc do mất máu, dễ dẫn đến tử vong đặc biệt nếu “thủ phạm” là lồng ruột.

Khi bố mẹ đưa bé đi đại tiện, cần chú ý quan sát màu phân của bé để xác định chính xác. Sau đó, dùng giấy mềm vệ sinh sạch sẽ hậu môn cho bé. Có thể đưa bé đi khám nếu cần thiết. Bố mẹ nên theo dõi bé hiện tượng này đi có liên tục không và mỗi lần có sự thay đổi của phân như thế nào để có thể xử lí đúng đắn.

# Cung cấp đủ lượng nước cho trẻ:

Tình trạng trẻ đi ngoài thường xuyên thường rất dễ gây nên hiện tượng mất nước. Vì thế, cách này áp dụng khá hiệu quả không chỉ với người lớn mà còn cả trẻ nhỏ. Bố mẹ nên cho trẻ uống nước nhiều trong ngày giúp phân thải ra mềm, đi đại tiện dễ hơn, tránh hiện tượng mất nước và đi ngoài có máu.

Cách xử lý khi trẻ đi ngoài ra máu nhầy an toàn hiệu quả

# Thay đổi chế độ ăn uống

Mẹ cần bổ sung nhiều rau xanh vào bữa ăn của bé. Ăn nhiều rau xanh giúp kích thích nhu động ruột sẽ khiến thức ăn được tiêu hóa dễ dàng. Nên cho bé ăn nhiều trái cây bằng cách xay nhỏ và chia thành nhiều lần ăn trong ngày. Trái cây và rau xanh có nhiều vitamin thiết yếu, khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng cho bé, giảm nguy cơ mắc bệnh.

# Đổi sữa nếu cần thiết

Nếu bố mẹ nghi ngờ bé không hợp với sữa bột hiện tại đang dùng thì có thể ngưng vài ngày xem như thế nào. Trong thời gian ngưng sữa mà không thấy bé đi ngoài ra máu thì nên thay đổi loại sữa khác. Đối với mẹ đang cho con bú, cần cải thiện chế độ ăn uống của bản thân để giảm tình trạng đi ngoài ra máu cho bé. Nếu cách này không có tác dụng thì hãy đưa trẻ đến khoa Nhi để được bác sĩ theo dõi.

# Cho bé vận động nhiều hơn

Việc đi lại, vận động nhiều không chỉ giúp cho bé chắc khỏe xương khớp mà còn giúp bé dễ đi đại tiện. Nhu động ruột sẽ kích thích khiến bé có cảm giác đi cầu thường xuyên, tránh được hiện tượng táo bón do phân vón cục. Bố mẹ không nên bế quá nhiều sẽ khiến bé lười vận động.

Cách xử lý khi trẻ đi ngoài ra máu nhầy an toàn hiệu quả

# Tập thói quen đi đại tiện đúng giờ

Buổi sáng, bố mẹ nên tập cho bé thói quen đi cầu sau khi ngủ dậy. Nên duy trì cách này đến khi bé đã quen. Khi đi cầu xong, nên vệ sinh sạch sẽ cho bé bằng cách rửa với nước lạnh, sau đó dùng khăn mềm lau khô hậu môn. Tuyệt đối không dùng vật cứng lau chùi sẽ khiến hậu môn bị thương, dễ mắc bệnh nứt hậu môn. Do đó, tốt hơn hết cha mẹ cần thường xuyên theo dõi để phát hiện sớm các bất thường về đại tiện của trẻ. Nếu trẻ đi ngoài ra máu, dù là máu tươi, máu sẫm hay máu nhầy đều cấp thiết nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và chữa trị. Tuyệt đối không được tự chẩn bệnh và mua thuốc về điều trị tại nhà, sẽ vô cùng nguy hiểm.

Cách xử lý khi trẻ đi ngoài ra máu nhầy an toàn hiệu quả

Trẻ đi ngoài ra máu nhầy có thể là biểu hiện của rất nhiều bệnh nguy hiểm về đường tiêu hóa, vì thế các bậc phụ huynh nên hết sức lưu ý trong việc con trẻ đi vệ sinh.

Danh mục tin tức