Giỏ hàng

Chữa Bệnh Trĩ Bằng Đông Y Được Đánh Giá Là Hiệu Quả Nhất

.

Chữa bệnh trĩ bằng Đông y được đánh giá là hiệu quả nhất

1. Các phương pháp tây y 

Các phương pháp tây y chữa bệnh trĩ bao gồm:

Trích xơ hóa búi trĩ

Quang đông hồng ngoại

Thắt bằng vòng cao su (dây thun)

Cắt bằng laser

Những phương pháp cũ này hiện nay ít dùng vì các nhược điểm:

- Phụ thuộc rất nhiều vào chuyên môn và kinh nghiệm của bác sĩ thực hiện, cho nên tiềm ẩn rủi ro cao.

- Bệnh nhân đau kéo dài vì: thời gian xử lý lâu, sự phục hồi các tế bào quanh vùng trĩ chậm do bị tổn thương. – Nhiều trường hợp phải thực hiện (phẫu thuật, thủ thuật) nhiều lần.

- Nhiều bệnh nhân có cảm giác thốn tức hậu môn, bí tiểu…

- Nguy cơ các biến chứng sau phẫu thuật và thủ thuật cao: Nhiễm trùng, chảy máu hậu môn, tiểu ra máu,

- Nguy cơ tái phát cao, nhiều bệnh nhân bị tái phát sau 3-6 tháng.

2. Phương pháp dùng dong điện – ULTROID

Áp dụng cho trĩ độ I, POLIT và những trĩ mới phát sinh

• Ưu điểm:

- Không đau

- Không cần gây mê

- Không cần chăm sóc sau thủ thuật

- Phục hồi ngay

- Không chảy máu

- Dễ áp dụng

- Kinh tế

• Nhược điểm:

- Điều trị phụ thuộc một phần vào kỹ thuật

- Không điều trị được những búi trĩ lớn độ III, IV nhất là với những trĩ ngoại hoặc trĩ vòng, xử lý không triệt để da thừa sau khi thủ thuật.

3. Phương pháp LONGO

Áp dụng cho trĩ độ II, III và áp dụng nhiều cho trĩ nội

• Ưu điểm:

- Ít tái phát

- Hoàn trả y tế cao

- Vượt trội các phương pháp khác ở đặc điểm: bệnh nhân ít đau và hồi phục nhanh

• Nhược điểm:

- Hơi đau sau mổ

- Có thể chảy máu hoặc tạo áp xe

- Đông máu (máu cục)

- Thủng trực tràng

- Tái phát

- Viêm phúc mạc phân

- Cần gây mê

- Cần phải đốt hoặc khâu tăng cường để cầm máu

- Cần 8-17 ngày để hồi phục

- Những biến chứng:

+ Bí tiểu

+ Táo bón

+ Són phân

+ Sa niêm mạc

+ Có thể có biến chứng nhiễm trùng

4. Phương pháp khâu treo trĩ

Phương pháp này là phương pháp Longo cải tiến, nên có khắc phục được một số nhược điểm của phương pháp Longo.

Ưu điểm:

- Bệnh nhân ít đau

- Hồi phục nhanh

- Ít tái phát

- Tránh được trít hẹp hậu môn

- Thời gian nằm viện ngắn ( trung bình 2-3 ngày)

- Kinh tế

Nhược điểm:

- Tức thốn hậu môn trong một vài ngày

- Bị sót trĩ trong một số trường hợp

- Kém hiệu quả đối với trĩ hổn hợp có thành phần trĩ ngoại phình giãn quá lớn so với thành phần trĩ nội.

5. Phương pháp trị trĩ bằng Đông y

Là phương pháp được đánh giá là hiệu quả nhất trong chữa trị bệnh trĩ bởi các giá trị mà nó mang lại. 

.
Bệnh trĩ là bệnh rất phổ biến, đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn đến nhập viện. Y học cổ Trung quốc có câu “Thập nhân cửu trĩ” (Thiên hạ 10 người thì 9 người bị trĩ). Bệnh nhân mắc bệnh trĩ thường đi khám và điều trị rất muộn sau nhiều năm bị bệnh, vì bệnh tuy có ảnh hưởng tới cuộc sống nhưng giai đoạn đầu chưa nặng nề lắm nên bệnh nhân thường bỏ qua và vì bệnh ở vùng kín nên bệnh nhân thường ngại ngùng- nhất là phụ nữ, tới giai đoạn sau thấy đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt và công tác người ta mới chịu đi khám. Cả nam lẫn nữ đều có thể bị trĩ (nhất là từ 30 đến 60 tuổi…), phụ nữ mắc bệnh trĩ nhiều hơn nam giới; những người bị bệnh mạch vành , suy tim ở chân tay hay nổi gân xanh (giãn tĩnh mạch) cũng có tỉ lệ mắc bệnh trĩ cao hơn.

* Các cách chữa bệnh trĩ:

a.Bằng Tây y:

Theo PGS.TS Nguyễn Mạnh Nhâm – Chủ tịch Hội Hậu môn Trực tràng Việt Nam: “Tây y có ba kiểu chữa trĩ: Điều trị nội khoa, điều trị bằng thủ thuật và điều trị bằng phẫu thuật.
Điều trị nội khoa, có thể sử dụng thuốc uống, thuốc bôi, xông, ngâm, hoặc đặt thuốc hậu môn. Điều trị theo phương pháp này cần có chế độ ăn uống phù hợp: Ăn nhiều rau, củ, quả, ăn ít đường, ít mặn, tránh những chất kích thích như cà phê, chè, thuốc lá, ớt, hạt tiêu.Ngoài ra còn phải tăng cường tập luyện thể dục, tăng sức đề kháng cho cơ thể, tránh tái phát trĩ.
Tuy nhiên, nếu bị trĩ độ nhẹ có thể chỉ cần điều trị nội khoa là khỏi, nhưng nếu trĩ nặng thì phải kết hợp cùng với một phương pháp khác nữa.

Điều trị bằng thủ thuật, được sử dụng đối với trĩ nội độ 1 và 2; trĩ nội độ 3 nhưng xuất hiện thành búi trĩ và không to. Điều trị bằng thủ thuật không có hiệu quả đối với trĩ ngoại, trĩ độ 4, độ 3 to thành vòng và trĩ hỗn hợp. Có nhiều thủ thuật được sử dụng trong điều trị như tiêm xơ, thắt vòng cao su, sử dụng tia laze, tia hồng ngoại, điện cao tần, điện trực tiếp (WD2 Ultroid).Bản chất trĩ là đám rối mạch máu, máu tới đó không tuần hoàn ngược về tim được, thành những cục u, thành phần thừa ở hậu môn. Thủ thuật tiêm xơ là làm mất búi trĩ bằng cách tiêm chất hóa học vào búi trĩ, tạo xơ ở đó, máu không đến được để nuôi búi trĩ, búi trĩ sẽ tự teo đi. Thắt vòng cao su là sử dụng vòng cao su, lồng vào cổ búi trĩ, thắt nghẹt lại để máu không tới nuôi búi trĩ, búi trĩ sẽ tự teo và rụng. Ngoài ra, thủ thuật có thể sử dụng tia laze, tia hồng ngoại, điện cao tần. Sử dụng thủ thuật để cắt trĩ có lợi là làm không đau, bệnh nhân có thể về nhà trong thời gian ngắn, nhưng có điểm yếu là rất dễ tái phát.

Điều trị bằng phẫu thuật là phương pháp triệt để hơn. Có thể cắt bỏ trĩ hoàn toàn, hiệu quả cao và tái phát chậm hơn. Phẫu thuật chữa được mọi loại trĩ, nhưng nhược điểm là bệnh nhân sau mổ sẽ bị đau khá lâu, do hậu môn tập trung nhiều dây thần kinh, nên phẫu thuật trĩ là một trong những phẫu thuật đau nhất.

Bên cạnh đó, vết thương lâu liền, do vị trí vết thương ở hậu môn, tiếp xúc với phân, dễ bị nhiễm trùng. Mỗi khi đi đại tiện, hậu môn lại phải căng ra, vì thế vết thương phải 2- 3 tháng mới thực sự liền hẳn.

Ngoài ra, đó là một ca mổ nên bệnh nhân phải chấp nhận những biến chứng của một ca mổ thông thường… Phẫu thuật theo phương pháp cổ điển có phương pháp mổ Milligan Morgan, Whitehead. Gần đây, có phương pháp mổ Longgo nội soi, khâu và cắt bằng máy, vừa nhanh liền, vết thương ở bên trong ống hậu môn nên giảm nguy cơ nhiễm trùng, ít đau và hồi phục nhanh. Phương pháp Longgo hiện đang phổ biến vì có nhiều ưu điểm.”

b.Bằng Đông y:

Bản chất của bệnh trĩ là hiện tượng bị phình, giãn quá mức đám rối tĩnh mạch ở vùng cuối trực tràng và hậu môn, đó là một loại bệnh của mạch máu- tĩnh mạch. Khi tĩnh mạch hậu môn hoạt động kém máu đi đến đây sẽ không lưu thông được, ứ đọng làm cho tĩnh mạch giãn, phình to ra, tạo thành các búi trĩ. Nếu dùng phẩu thuật cắt bỏ phần trĩ đi thì chúng ta mới giải quyết phần ngọn, không sớm thì muộn, một thời gian sau bệnh trĩ sẽ tái phát. Đông y phải tìm vào gốc rễ thì mới giải quyết triệt để vấn đề được. Có hai vấn đề cần quan tâm là vì sao BN bị táo bón thường xuyên và vì sao tĩnh mạch hậu môn của họ lại bị giãn nở quá mức ? Bài thuốc Đông y tập trung vào giải quyết hai vấn đề đó, thuốc đông y làm được 3 việc:

-Làm khô teo phần trĩ (kể cả trĩ nội, ngoại và hỗn hợp) rồi chúng sẽ tự rụng ra khỏi cơ thể một cách nhẹ nhàng, không gây đau đớn cho bệnh nhân.

-Làm thông suốt tĩnh mạch hậu môn, khi tĩnh mạch đã thông suốt thì chúng không thể phình ra được nữa, làm sao hình thành được các búi trĩ. 
-Củng cố chức năng các nội tạng, làm cho âm dương thăng bằng, khí huyết lưu thông, khi đó BN sẽ không còn bị táo bón nữa, làm sao có cơ hội để tái phát bệnh trĩ.

Tôi không viết dài dòng bằng lý luận Đông y, vì như thế nhiều bạn sẽ phàn nàn khó hiểu, nhưng nếu giải quyết tốt 3 vấn đề trên thì bệnh trĩ sẽ vĩnh viễn ra đi, không bao giờ quay đầu trở lại.

Danh mục tin tức