Top 5 Nguyên Nhân Gây Táo Bón Ở Trẻ Em Và Cách Phòng Tránh
.
Táo bón là triệu chứng phổ biến ở nhiều người hiện nay, đặc biệt là ở trẻ em. Hiện tượng táo bón xuất hiện khiến cho trẻ có cảm giác khó chịu, hay quấy khóc và sợ đi đại tiện… Lâu ngày sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của bé. Vì vậy, muốn khắc phục ngay tình trạng này thì trước tiên các bậc cha mẹ cần phải tìm hiểu nguyên nhân gây táo bón ở trẻ em và cách phòng tránh hiệu quả thì việc điều trị mới đạt kết quả cao, bệnh được khắc phục hoàn toàn.
Top 5 thủ phạm gây táo bón thường gặp ở trẻ em
Táo bón ở trẻ em là tình trạng phổ biến ở trẻ từ 36 tháng tuổi xuống. Lúc này các bậc phụ huynh rất dễ dàng phát hiện nhờ dõi tần suất đi đại tiện của trẻ. Trẻ có thể bị táo bón nếu đi đại tiện dưới 2 lần/ngày đối với trẻ sơ sinh, dưới 3 lần/tuần với trẻ đang bú mẹ, dưới 2 lần/tuần đối với trẻ lớn. Trong quá trình trẻ đi ngoài, bạn có thể quan sát thấy trẻ đi ngoài phân rắn, có lúc viên thành viên nhỏ như phân dê hoặc trẻ rặn thì lúc đó mẹ nên nghĩ ngay đến việc trẻ đã bị táo bón. Nguyên nhân được xác định là do:
1/ Chế độ ăn uống thiếu khoa học:
Được biết chế độ ăn uống có ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng táo bón, ăn uống sẽ quyết định đến kích thước và độ cứng mềm của phân. Bởi nếu bạn cho trẻ uống ít nước trong ngày, ăn quá ít chất xơ từ rau củ quả thì sẽ làm cho phân cứng hơn và khó đào thải ra ngoài hơn.
2/ Trẻ lười vận động:
Ở một số trẻ thường hay lười vận động chỉ ngồi một chỗ xem, tivi, chơi game thì hệ tiêu hóa của bé sẽ hoạt động kém đi và rất dễ bị táo bón hơn so với những trẻ thường xuyên chạy nhảy, tham gia các hoạt động ngoài trời (bé hoạt động nhiều sẽ có hệ tiêu hóa tốt hơn và giúp đi đại tiện dễ dàng).
3/ Trẻ bị ảnh hưởng tâm lý:
Những trẻ có độ tuổi từ 24-36 tháng tuổi, trẻ đã bắt đầu biết nhận thức được nhiều thứ. Một trong số đó là vấn đề đi đại tiện. Sau những lần trẻ đi đại tiện sẽ trông thấy phân bẩn khiến nhiều trẻ có tâm lý sợ bẩn và sợ thối nên không dám đi đại tiện. Ngoài ra khi trẻ ở trường mẫu giáo nếu muốn đi đại tiện phải xin phép cô giáo hoặc bị các bạn bè chê cười, do đó trẻ nhịn đi đại tiện và để lâu làm cho phân bị mất nước và dẫn đến tình trạng táo bón ở trẻ.
4/ Tác dụng phụ của thuốc tây y:
Có nhiều loại thuốc tây y như thuốc kháng sinh… trong quá trình sử dụng sẽ gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn làm mất cân bằng hệ vi sinh học đường ruột từ đó dẫn đến chứng táo bón. bên cạnh đó, còn có thuốc ho, thuốc giảm sốt, thuốc trị tiêu chảy… khi dùng nhiều cũng gây nên chứng táo bón.
5/ Mắc một số bệnh về đường tiêu hoá:
Một số bệnh về đường tiêu hoá như: Bệnh viêm đại tràng, bệnh suy tuyến giáp, hẹp đường ruột, hẹp hậu môn, hẹp hậu môn, bệnh trĩ… khiến cho hệ tiêu hoá của trẻ gặp vấn đề lâu ngày sẽ dẫn đến chứng táo bón.
→ Táo bón tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ nhưng tình trạng này thường xuyên tái phát sẽ khiến trẻ gặp phải một số vấn đề như: Biếng ăn, chậm lớn, còi cọc, suy dinh dưỡng, chướng bụng, đầy hơi, ăn khó tiêu, nôn trớ, đau rát hậu môn, nặng hơn thì làm bé bị chảy máu khi đi đại tiện… gây ảnh hưởng đến sự phát triển về tinh thần lẫn thể chất của trẻ. Vì thế, ngay từ bây giờ các bậc làm cha mẹ khi chăm con cần phải nắm bắt những nguyên nhân gây táo bón trên và có biện pháp xử lí kịp thời dưới đây, tránh để trẻ gặp phải những hậu quả kể trên.
Biện pháp phòng tránh táo bón ở trẻ em
- Chế độ ăn uống đúng cách cho trẻ: Việc cho trẻ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng là vấn đề rất cần thiết giúp trẻ phát triển toàn diện. Tuy nhiên, đối với những trẻ bị táo bón các mẹ nên hạn chế cho bé ăn một số loại thực phẩm khô cứng, khó tiêu, thức ăn chứa nhiều dầu mỡ. Thay vào đó, hãy cung cấp nhiều thực phẩm từ rau xanh chứa nhiều chất xơ, cho trẻ uống nhiều nước lọc trong ngày ( từ 1-1.5 lít/ ngày) giúp đảm bảo lượng chất xơ và lượng nước cần thiết cho cơ thể làm cho phân mềm hơn, từ đó dễ dàng đào thải phân ra bên ngoài.
- Tập cho trẻ thói quen đi đại tiện: Với những trẻ đã biết nhận thức bạn nên hướng dẫn cho trẻ thói quen đi đại tiện đúng giờ giấc. Tốt nhất cho trẻ đi vào buổi sáng và sau khi đi đại tiện nhớ vệ sinh hậu môn cho trẻ cho sạch sẽ..
- Cho trẻ vận động nhiều: Nên cho trẻ ra ngoài trời chạy nhảy hoặc tham gia các hoạt động thể dục thể thao… Giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, đồng thời giúp thức ăn di chuyển dọc theo ruột. Việc sử dụng các cơ ở lưng, bụng và đùi giúp ích cho hoạt động của ruột tiêu hoá thức ăn dễ dàng hơn.
- Cho trẻ dùng thuốc chữa bệnh đúng cách: Khi trẻ bị bệnh phải dùng thuốc uống thì nhớ cho trẻ uống thuốc đúng liều lượng cho phép và không nên lạm dụng. Tốt nhất bạn nên tham khảo qua ý kiến của bác sĩ để sử dụng thuốc an toàn hơn.
Tóm lại, táo bón tuy là một vấn đề rất hay gặp ở trẻ nhưng việc tìm ra nguyên nhân và thực hiện các biện pháp phòng tránh táo bón ở trẻ em cũng không quá khó khăn nếu bạn biết làm đúng cách. Tuy nhiên, sau khi quan sát theo dõi nếu thấy trẻ đã thay đổi thói quen sinh hoạt hay chế độ ăn uống hàng ngày nhưng táo bón vẫn không cải thiện hoặc chấm dứt, cha mẹ nên đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để khám và điều trị.