Bệnh gai cột sống: Nguyên nhân triệu chứng và cách điều trị
.
Bệnh gai cột sống: Nguyên nhân triệu chứng và cách điều trị
Bệnh gai cột sống nhiều người nghe thấy đã sợ hãi. Căn bệnh cột sống này gây đau nhức khó chịu ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Biến chứng của gai cột sống có thể gây tàn phế vĩnh viễn. Do đó, chúng ta cần hiểu rõ về nguyên nhân và dấu hiệu triệu chứng của bệnh, từ đó có cách điều trị tốt nhất.
Bệnh gai cột sống là gì?
Gai cột sống là căn bệnh do quá trình thoái hóa cột sống gây nên. Nó được hình thành bởi sự mọc thêm của gai xương ở trên thân đốt sống, đĩa sụn và dây chằng quanh khớp.
Gai xương gồm các mỏm xương và điểm lồi nhô ra các khớp vì bề mặt của các khớp bị tổn thương. Vị trí của gai xương thường là mặt trước và mặt bên của cột sống. 2 vị trí cột sống hay bị gai nhất là cổ và thắt lưng.
Triệu chứng gai cột sống
- Đau ở vùng thắt lưng đối với gai cột sống thắt lưng và đau cổ đối với gai đốt sống cổ. Đặc biệt là khi đi hoặc đứng.
- Cảm giác bất thường và mất cảm giác ở vùng cột sống liên quan.
- Đau ở thắt lưng lan xuống vùng mông và đau dọc hai chân nếu bị gai cột sống lưng.
- Gai cột sống cổ: Đau cổ, kéo lên đỉnh đầu gây đau buốt, chóng mặt, nôn và buồn nôn, đau lan xuống vai và cánh tay khiến tê tay.
- Cơn đau giảm đi khi nghỉ ngơi và đau nặng hơn khi đi lại vận động.
- Người bị gai cột sống sẽ bị mất kiểm soát đại tiểu tiện nếu ống tủy bị thu hẹp. Cơ thể cũng trở nên mất cân bằng.
Nguyên nhân gai cột sống
Theo thống kê, có 3 nguyên nhân gây bệnh gai cột sống phổ biến gồm:
- Viêm gân và viêm xương khớp
- Lắng đọng canxi
- Chấn thương
Viêm gân và viêm xương khớp
Quá trình này khiến phần sụn đốt sống bị bào mòn. Bề mặt sụn trở nên xù xì, thô ráp khiến bề mặt xương tiếp xúc và cọ xát với nhau. Từ đó kích thích tế bào tạo xương tự chỉnh sửa lại. Cuối cùng dẫn tới thừa xương và gai mọc ra.
Lắng đọng canxi
Gai cột sống hình thành do sự lắng đọng canxi ở dây chằng tiếp xúc với đốt sống. Trường hợp này thường gặp ở người lớn tuổi. Sụn khớp bị thoái hóa và xẹp xuống, dây chằng ở giữa đốt sống bị chùng giãn. Khi đó cơ thể có phản ứng tự nhiên, khiến dây chằng dày nên giữ vững cột sống. Để lâu ngày canxi sẽ tụ lại và tạo gai xương
Chấn thương
Gai cột sống có thể là kết quả của việc xương tự tu bổ khi cơ thể gặp phải chấn thương như va chạm, cọ xát hoặc gặp phải một sức ép nào đó.
Chẩn đoán bệnh gai cột sống
Bác sĩ tiến hành hỏi về triệu chứng bệnh và tiến hành các xét nghiệm như:
- Xét nghiệm điện cơ (EMG) và xét nghiệm dẫn truyền thần kinh (EMG/NCV).
- Chụp X – quang
- Xét nghiệm máu
- Chụp cộng hưởng từ (MRI)
- Chụp cắt lớp vi tính (CT scan)
Bệnh gai cột sống có nguy hiểm không?
Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, đúng phương pháp, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh. Cụ thể là:
- Thoát vị đĩa đệm
- Đau thần kinh tọa
- Đau thần kinh liên sườn
- Tàn phế
Người bệnh gai cột sống sẽ được điều trị bảo tồn bằng các loại thuốc giảm đau kháng viêm không steroid, thuốc giãn cơ… Phẫu thuật chỉ được chỉ định khi có sự chèn ép vào tủy, làm hẹp ống tủy hoặc chèn ép hệ thần kinh và gây các dấu hiệu tê chân, tay, rối loạn đại tiểu tiện.
Cách điều trị gai cột sống
Sau khi tìm hiểu về nguyên nhân và dấu hiệu gai cột sống. Chúng ta cùng tìm hiểu cách loại bỏ bệnh gai cột sống theo hướng dẫn của chuyên gia.
- Trường hợp người bệnh không bị đau thì không phải điều trị. Người bệnh cần nghỉ ngơi, tránh các hoạt động mạnh để giảm áp lực tới vùng bị đau.
- Trường hợp gai cột sống gây đau nhức. Bác sĩ chuyên khoa sẽ dựa vào nguyên nhân gây bệnh để đưa ra các biện pháp điều trị khác nhau. Một số cách điều trị gai cột sống phổ biến hiện nay bao gồm:
Sử dụng thuốc
Nếu bệnh gai cột sống gây sưng, viêm tại cột sống. Người bệnh cần chườm đá và sử dụng thuốc. Thường thì bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng thuốc giảm đau. Để hạn chế cơn đau cấp tính. Bên cạnh đó, bệnh nhân sẽ phải sử dụng thuốc giãn cơ. Tiêm cạnh cột sống bằng việc sử dụng thuốc chống viêm.
Phẫu thuật
Nhiều bệnh nhân lựa chọn biện pháp phẫu thuật để cắt bỏ gai xương. Trường hợp này thường được các bác sĩ chỉ định khi bệnh gai cột sống chèn ép tủy, rễ thần kinh cột sống gây mất cảm giác, rối loạn đại tiểu tiện, bại liệt. Phẫu thuật gai cột sống sẽ xử lý gai rất chính xác. Tuy nhiên sau khi cắt bỏ gai có thể sẽ mọc trở lại.
Kết hợp vật lý trị liệu và bài thuốc Đông y
Y học cổ truyền dân tộc để lại cho chúng ta rất nhiều vị thảo dược, và các bài thuốc chữa gai cột sống hiệu quả. Người bệnh có thể sử dụng các bài thuốc dân gian từ ngải cứu, bưởi, hạt đu đủ, chanh…. Để điều trị căn bệnh này vừa đơn giản, hiệu quả mà lại an toàn. Ngoài ra cần sử dụng các biện pháp trị liệu khác để đẩy nhanh hiệu quả điều trị.