Giỏ hàng

Tìm Hiểu Bệnh Thoát Vị Đĩa Đệm - Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị‎

.

Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở cột sống cổ hoặc thắt lưng, đây là bệnh xương khớp phổ biến, có khả năng gây ra nhiều biến chứng nếu không có cách chữa kịp thời. Tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng giúp người bệnh chủ động điều trị, đồng thời phòng tránh được rủi ro khôn lường.

Thoát vị đĩa đệm là gì ?

Theo cấu tạo giải phẫu cơ thể người thì cột sống có 23 đĩa đệm, bao gồm: 11 đĩa đệm lưng, 5 đĩa đệm cổ, 4 đĩa đệm thắt lưng và 3 chuyển đoạn. Đây là bộ phận nằm giữa đốt sống với cấu tạo gồm nhân nhầy, mâm sụn và vòng sợi. Trong đó, bao xơ là lớp vỏ cứng bên ngoài có vai trò bảo vệ cột sống. Nhân nhầy có vị trí bên trong bao xơ và tồn tại dưới dạng lỏng giúp đĩa đệm co giãn.

thoat vi dia dem


Hình ảnh thoát vị đĩa đệm ở bệnh nhân

Đĩa đệm thường có hình dạng thấu kính lồi 2 mặt, đóng vai trò co giãn giúp đốt xương không bị va chạm khi di chuyển. Bên cạnh đó, đĩa đệm còn giúp cột sống không gặp phải những chấn động mạnh nguy hiểm.

Thoát Vị Đĩa Đệm được giải thích là do trong quá trình vận động, cột sống không tránh khỏi tổn thương bởi ngoại lực, làm đĩa đệm bị chèn ép quá mức làm bao xơ nứt rách và nhân nhầy chảy ra ngoài. 

Còn theo tiếng anh, thoát vị đĩa đệm có tên gọi là Herniated Disc. Đây là thuật ngữ bao gồm những khái niệm liên quan như: Disc (đĩa đệm), Annulus fibrosus (bao xơ), Ponytail Syndrome (hội chứng đuôi ngựa), Nerve pain (đau thần kinh), Nucleus pulposus (nhân nhầy)…


Các biến chứng của Thoát vị đĩa đệm:

Có thể khẳng định rằng, đây là căn bệnh nguy hiểm bởi những hệ lụy mà nó mang lại cho người bệnh nếu không được điều trị dứt điểm. Không chỉ khiến người bệnh gặp nhiều trở ngại trong sinh hoạt, thoát vị đĩa đệm còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Rối loạn vận động: Cột sống là nơi tập trung nhiều dây thần kinh quan trọng, liên quan trực tiếp tới khả năng vận động của con người. Khi bị thoát vị đĩa đệm dẫn đến cột sống bị tổn thương không chỉ gây ra những cơn đau nhức khó chịu mà còn khiến vận động hạn chế. 
  • Mất cảm giác và phản xạ gân cơ: Khi cơn đau ngày càng trở nên nhức nhối, xuất hiện với tần suất dày đặc thì sẽ gây ra hiện tượng co cứng cơ, mất cảm giác. Phản xạ của cơ thể cũng bị hạn chế khi người bệnh gặp biến chứng này.
  • Rối loạn tiểu tiện: Là biến chứng thường gặp khi thoát vị đĩa đệm tiến triển nặng. Không chỉ gây mất cảm giác chi, bệnh còn khiến người bệnh mất khả năng phản xạ khi đại, tiểu tiện. 
  • Teo cơ: Thoát vị đĩa đệm không chỉ làm ảnh hưởng đến cột sống mà còn chèn ép, khiến máu không được lưu thông đến các bộ phận trên cơ thể. Trong đó, các cơ bắp sẽ bị thiếu chất dinh dưỡng và teo dần. Về lâu dài, biến chứng này gây cản trở đến khả năng lao động, sinh hoạt của người bệnh.
  • Bại liệt vĩnh viễn: Là biến chứng nghiêm trọng nhất của thoát vị đĩa đệm. Khi gặp phải biến chứng này, người bệnh mất hoàn toàn khả năng vận động và chỉ có thể nằm bất động một chỗ.
Biến chứng nguy hiểm của thoát vị đĩa đệm

Theo các bác sĩ, đĩa đệm một khi đã thoát vị thì rất khó có thể trở lại vị trí hoàn toàn như ban đầu. Thoát vị đĩa đệm chỉ được coi là chữa dứt điểm khi được thay một đĩa đệm mới. Vì vậy, không tồn tại khái niệm chữa khỏi hoàn toàn căn bệnh này.

Tuy nhiên, nếu được can thiệp kịp thời, đúng cách, bệnh nhân thoát vị đĩa đệm hoàn toàn có thể phục hồi đến 95% so với thể trạng ban đầu. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần kiên trì điều trị, áp dụng đúng phương pháp và có chế độ sinh hoạt, ăn uống hợp lý.

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Là tình trạng đĩa đệm nằm giữa đốt sống cổ bị thoát vị, thường xảy ra tại các vị trí đốt sống C5, C6, C7. Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm cổ được cho là do sự cộng hưởng của các yếu tố như thoái hóa sinh học, thói quen làm việc, sinh hoạt sai cách, chấn thương và chế độ ăn uống thiếu khoa học…

Bệnh gây ra tình trạng đau cổ vai gáy, có thể lan xuống cánh tay. Người bị thoát vị đĩa đệm cổ thường bị hạn chế vận động, cúi ngửa khó khăn, cảm thấy tê yếu cơ. Tình trạng này thực chất không quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu không điều trị sớm và đúng cách, bệnh nhân có thể đối mặt với nhiều biến chứng như chèn ép tủy, chèn ép rễ thần kinh cánh tay, rối loạn tiền đình, thậm chí là liệt hoàn toàn…

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Phổ biến nhất là vị trí các đốt L4, L5, S1. Đây là hiện tượng đĩa đệm cột sống thắt lưng bị đè nén quá mức, khiến lớp bao xơ bên ngoài rạn rách, nhân nhầy thoát ra bên ngoài và chèn ép rễ thần kinh. Hướng của thoát vị đĩa đệm có thể ra sau, lệch sang 2 bên, ra trước hoặc chèn vào thân đốt sống

Cũng giống như thoát vị đĩa đệm cổ, thủ phạm gây ra thoát vị ở vùng cột sống thắt lưng xuất phát từ những nguyên nhân nội ngoại sinh khác nhau. Đối tượng chủ yếu của chứng bệnh này là những người lao động nặng, nhân viên văn phòng, công nhân, người cao tuổi… 

Thoát vị đĩa đệm lưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và hiệu suất lao động của người bệnh. Bệnh không chỉ gây ra những cơn đau buốt, tê bì tại vị trí thoát vị mà còn hạn chế vận động, rối loạn đại tiểu tiện, đau dây thần kinh tọa… Trong trường hợp không được điều trị đúng cách, tình trạng thoát vị có thể tiến triển xấu hơn, đồng thời gây ra hàng loạt biến chứng nguy hiểm như mất phản xạ gân cơ, mất khả năng vận động, teo cơ, tàn phế vĩnh viễn…

Chẩn đoán bệnh thoát vị đĩa đệm

Thông qua triệu chứng lâm sàng của bệnh, mọi người có thể chẩn đoán tình trạng thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn nào. Tuy nhiên, muốn được chẩn đoán chính xác nhất, người bệnh nên đến bệnh viện để bác sĩ thực hiện một số xét nghiệm, chụp chiếu như:

  • Chụp x quang: Hình ảnh của phim chụp x quang sẽ cho thấy những tổn thương tại đốt sống, xương sụn…
  • Chụp cộng hưởng từ: Cho bác sĩ thấy hình ảnh của đĩa đệm thoát vị với độ chính xác cao.
  • Chụp cắt lớp vi tính: Cho những hình ảnh của đĩa đệm thoát vị và những tổn thương gặp phải.

Dấu hiệu và triệu chứng thoát vị đĩa đệm

Thông thường, triệu chứng thoát vị đĩa đệm khá giống với những bệnh xương khớp khác nên người bệnh chủ quan không điều trị sớm. Tuy nhiên, bệnh vẫn có những dấu hiệu điển hình như:

  • Đau nhức lưng: Cơn đau lưng  xuất hiện đầu tiên tại vị trí thoát vị đĩa đệm, phổ biến nhất là cột sống cổ và lưng. Cơn đau có tính chất cơ học, tăng khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi. Ban đầu, đau khởi phát từ từ, sau đó tăng dần cả về mức độ và tần suất.
  • Hội chứng rễ thần kinh: Dây thần kinh cổ, vai, cánh tay, lưng, hông, bàn chân bị tổn thương do thoát vị đĩa đệm gây ra những hậu quả như: mất phản xạ, rối loạn cảm giác, teo cơ… 
  • Hạn chế vận động: Với bệnh nhân, những động tác như đi lại, cúi người, nghiêng người sẽ gặp cản trở và khó khăn. Điều này gây nên những ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và sinh hoạt người bệnh.
  • Tê bì: Do đĩa đệm chèn ép lên dây thần kinh và mạch máu khiến máu không thể đi đến các cơ quan như chi, cơ bắp… làm xảy ra tình trạng tê bì. Dấu hiệu này cũng được coi là đặc trưng của triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm.
  • Tổn thương rễ thần kinh: Khi người bệnh thực hiện ấn vào điểm đau, thấy cơn đau lan dọc theo đường đi của dây thần kinh hông to là báo hiệu tổn thương rễ thần kinh cần được điều trị.
  • Sốt: Cũng là triệu chứng gặp nhiều ở bệnh nhân thoát vị đĩa đệm. Người bệnh có những cơn sốt cao không rõ nguyên nhân và thường xuyên lặp lại vào thời điểm cố định trong ngày.


Cách điều trị thoát vị đĩa đệm không dùng thuốc

Một số trường hợp bệnh nhân không đỡ sẽ được khuyến nghị áp dụng các bài tập vật lý trị liệu để cải thiện tình trạng và hạn chế tác động đến các bộ phận khác. Sau đây là một số phương pháp chữa trị không dùng thuốc thường được bác sĩ áp dụng với các bệnh nhân thoát vị đĩa đệm.

  • Tập Yoga: kèm theo thiền, tập thở cùng một số vận động thể chất khác sẽ giúp giảm đau lưng và cải thiện chức năng của cột sống khi bị thoát vị đĩa đệm.
  • Xoa bóp, Massage: đây là cách giảm đau rất hiệu quả cho các bệnh nhân, đặc biệt khi bị triệu chứng đau thắt lưng.
  • Châm cứu: giúp giảm đau cổ và đau lưng hiệu quả.
  • Kéo nắn xương khớp (chiropractic): áp dụng biện pháp này sẽ mang đến những tác dụng đáng kể trong việc giảm các cơn đau thắt lưng. Tuy nhiên ở một số trường hợp người bệnh thoát vị đĩa đệm cổ có thể bị biến chứng đột quỵ.
  • Kéo giãn cột sống: Trong vài tuần đầu, tình trạng xơ hóa chưa xảy ra với các bệnh nhân thoát vị thì áp dụng phương pháp này sẽ giúp vùng bị lồi ra ở đĩa đệm trở lại trạng thái bình thường. Việc sử dụng các dụng cụ để kéo giãn cột sống thường được thực hiện với các bệnh nhân thoát vị hoặc lồi đĩa đệm.
  • Mặc áo nẹp cột sống: giúp hạn chế tác động của ngoại lực tới vùng cột sống bị thoát vị, từ đó giảm nhanh các áp lực tác động tới đĩa đệm.
  • Trị liệu thần kinh cột sống: đây là phương pháp điều trị có nguồn gốc từ châu Âu giúp cải thiện các cơn đau, tăng chất lượng cuộc sống sau khi điều trị. Bác sĩ dùng tay tác động một lực vào đĩa đệm để nắn lại cấu trúc của nó trở lại trạng thái tự nhiên, cân bằng. Việc này sẽ giúp điều chỉnh sự sai lệch của đĩa đệm, tự động phục hồi một số bệnh liên quan ở cơ quan khác mà không cần thuốc.
  • Vật lý trị liệu phục hồi chức năng: biện pháp này giúp phục hồi các mô bị tổn thương bằng các thiết bị máy móc như máy chiếu sóng xung kích, chiếu laser, máy giảm áp, máy vận động trị liệu, máy kéo giãn áp cột sống.

Danh mục tin tức