Đau nhức xương khớp nên ăn gì & không nên ăn gì?
.
Đau Nhức Xương Khớp : là triệu chứng phổ biến, được chia thành 2 nhóm chính là do thoái hóa và do viêm. Để giảm đau, hỗ trợ điều trị, phòng ngừa đau tái phát, ngoài việc sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ thì người bệnh cũng cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp.
Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng cũng chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây viêm và thoái hóa xương khớp dẫn đến gây đau nhức. Vì vậy, người bệnh xương khớp cần đặc biệt chú ý tới chế độ ăn uống, đặc biệt là người bị đau nhức xương khớp.
Bị đau nhức xương khớp không nên ăn gì?
Người bệnh không chỉ chú ý đến việc bổ sung những thực phẩm tốt cho xương khớp, mà cũng cần phải chú ý đến việc hạn chế ăn những thực phẩm gây hại cho xương khớp.
Những thực phẩm có hại cho người bị đau nhức xương khớp
Những loại thực phẩm có thể gây ảnh hưởng xấu tới hệ thống xương khớp mà người bệnh cần kiêng ăn, bao gồm:
- Thực phẩm có chứa hàm lượng photpho cao như thịt đóng hộp, nội tạng động vật, thịt đỏ.
- Đồ ăn chế biến sẵn, chiên dầu mỡ, đồ ăn nhanh.
- Bánh kẹo có nhiều đường và muối, đồ uống có chứa cồn hoặc gas.
- Không nên ăn thực phẩm giàu axit oxalic: Cà ghém, canh chua, chuối tiêu, cà pháo.
- Các thực phẩm tăng lipit máu như xúc xích, thịt mỡ, dăm bông…
- Kiêng ăn thực phẩm giàu chất béo...
Khi bị viêm đa khớp nên tránh xa đồ ăn nhanh
- Đồ ăn nhanh : Cần hạn chế vì chứa nhiều chất béo bão hòa sẽ làm những phản ứng viêm trở nên trầm trọng hơn . Trong chế độ dinh dưỡng , cần hạn chế các loại dăm bông , xúc xích , gà rán , khoai tây chiên , . .
- Bia , rượu , thuốc lá : Gây hại cho sức khỏe của người bệnh viêm đa khớp vì làm trầm trọng thêm sự mẫn cảm , khiển các khớp nhiễm khuẩn nghiêm trọng hơn .
- Nội tạng : Chứa nhiều phốt pho gây mất một lượng lớn canxi của xương , từ đó khiến xương ngày càng mất đi sự vững chắc và sưng viêm .
- Thực phẩm nhiều chất béo , nhiều dầu mỡ sẽ làm trầm trọng hơn tình trạng viêm nhiễm của người bị viêm đa khớp .
- Giảm lượng muối : Người bị viêm đa khớp nếu ăn quá mặn không chỉ gây ảnh hưởng đến việc đào thải của gan , thân mà còn ảnh hưởng đến các khớp , khiến tình trạng sưng đau ngày càng nghiêm trọng hơn .
Bị đau nhức xương khớp nên ăn gì?
Chữa bệnh khớp thường là kéo dài từ 1 - 2 tháng đến vài năm và có khi là điều trị suốt đời . Trong các đợt cấp , người mắc cần phải sử dụng thuốc để kiểm soát triệu chứng bệnh . Bên cạnh việc tuân thủ chỉ định dùng thuốc thì chế độ dinh dưỡng cũng góp phần quan trọng giúp hỗ trợ điều trị hiệu quả. Dưới đây là những thực phẩm người bị viêm đa khớp nên ăn :
Thực phẩm giàu canxi.
Người bị viêm đa khớp nên bổ sung thực phẩm giàu canxi là thành phần quan trọng giúp cấu tạo hệ xương . Trung bình cơ thể người mỗi ngày sẽ cần khoảng 1 . 200mg canxi để hấp thu . Đối với người mắc bệnh viêm đa khớp , cần bổ sung canxi đầy đủ thông qua : Sữa hoặc những sản phẩm được làm từ sữa ( người tiêu hóa kém thì không nên dùng nhiều sữa bò), một số rau Xarih như súp lơ , cải bó xôi , . . Cùng một số loài hải sản quen thuộc chứa nhiều Canxi như tôm , cá . Các loại hạt cũng chứa nhiều canxi, nên làm sữa hạt để uống : hạt vừng đen, hạt lanh, hạt óc chó, hạt macca, gạo lứt tím, hạt sen, hạt đậu trắng, hạt hạnh nhân.
Thực phím chứa omega 3: Việc sử dụng oriega - 3 có thể giúp làm giảm đi một số triệu chứng của bệnh viêm đa khớp . Bạn có thể cung cấp chất này cho cơ thể qua một số loại thực phẩm như : Cả thu , cá hồi , cá ngừ , các trict , cá trống , cá mòi hoặc tôm .
Uống nhiều nước : Việc bổ sung lượng nước cần thiết không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh và đào thải tích cực các chất độc hại ra khỏi cơ thể. Còn cung cấp đây đủ lượng nước cần thiết , giúp các khớp hoạt động tốt hơn .
Các thực phẩm nên ăn như :
Thực phẩm giàu Beta carotene
Beta carotene là chất chống oxy hóa mạnh giúp ngăn chặn và tiêu diệt kịp thời các gốc tự do gây tổn thương khớp. Hợp chất này có nhiều trong các loại trái cây, rau củ có màu cam, đỏ, xanh đậm như:
- Các rau họ nhà cải: cải Brussels, rau cải xanh, rau cải mù tạt…
- Xà lách romaine, rau bina.
- Khoai lang.
- Mùi tây.
- Cà chua.
- Quả mơ.
- Lá bạc hà.
- Măng tây.
- Cà rốt.
Nấm
Không chỉ là thực phẩm tốt cho sức khỏe người cao tuổi, tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, ung thư, nấm còn chứa hợp chất Polysaccharid có công dụng ngăn chặn quá trình oxy hóa của lipit, tăng cường tổng hợp DNA tế bào và ức chế khối u hiệu quả.
Đậu nành
Là thực phẩm quen thuộc, rẻ nhưng đậu nành có nhiều lợi ích đối với sức khỏe bởi có hàm lượng protein, muối khoáng Ca, Fe, Mg, P, K, Na, S và các vitamin rất cao.
Bên cạnh đó, đậu nành còn có đặc tính chống oxy hóa cao, kích thích sản xuất collagen ở tế bào sụn. Do đó, bổ sung loại thực phẩm này trong thực đơn ăn uống không chỉ giúp tăng cường sức khỏe, nâng cao hệ miễn dịch mà còn giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, béo phì…đặc biệt là viêm khớp.
Vitamin C và Bioflavonoids
Bioflavonoids là nhóm sắc tố thực vật tạo ra màu sắc ở các loại hoa quả chứa nhiều vitamin C. Đây cũng là một chất chống oxy hóa tương tự như Quercetin, có khả năng trung hòa các gốc tự do gây hại tế bào.
Vitamin C (acid ascorbic) có khả năng chống oxy hóa cao, tăng cường miễn dịch và tổng hợp collagen type I – thành phần cấu tạo của chất nền ngoài tế bào sụn khớp. Theo nhiều nghiên cứu, vitamin C còn làm tăng mật độ xương cột sống cổ và đùi, rất tốt cho người mắc bệnh loãng xương hay đang có nguy cơ tiềm ẩn về thoái hóa khớp.
Vitamin C và Bioflavonoids có nhiều trong rau củ quả có màu sắc bắt mắt như:
- Hành đỏ, hành trắng.
- Tỏi tây.
- Trà xanh.
- Cà chua cherry đỏ.
- Rau họ cải như súp lơ, cải xoăn, bông cải xanh.
- Các loại trái cây nhiệt đới như đu đủ, ổi, dứa.
- Trái cây họ cam quýt như cam và bưởi.
- Các loại quả mọng như việt quất, nho đen, quả mơ, kiwi, mâm xôi.
- Ớt chuông.
- Cà chua.