Giỏ hàng

Viêm khớp dạng thấp là gì? Triệu chứng và các loại thuốc điều trị

.

Viêm khớp dạng thấp là gì? Triệu chứng và các loại thuốc điều trị

Viêm khớp dạng thấp : Đây là một bệnh xương khớp cũng khá phổ biến. Bệnh sẽ phá hủy các khớp xương của người bệnh. Khiến người bệnh cảm thấy vô cùng đau đớn khi vận động. Để hiểu hơn về bệnh viêm khớp dạng thấp do những nguyên nhân nào gây ra, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả. Hãy cùng chúng tôi tham khảo ngay bài viết sau đây.


Bệnh viêm khớp dạng thấp là gì?

Viêm khớp dạng thấp là tình trạng rối loạn viêm mãn tính đặc hiệu ảnh hưởng tới khớp. Gây tổn thương tới các niêm mạc khớp, màng hoạt dịch, đầu xương dưới sụn. Bên cạnh đó, bệnh còn có thể gây tổn thương cho da, mắt, tim, phổi và mạch máu.


Hệ thống miễn dịch tấn công chính các mô trong cơ thể người bệnh. Hiện tượng này khác với tình trạng viêm khớp thông thường. Viêm khớp dạng thấp gây tổn thương đến lớp lót của khớp. Khiến cho khớp đau nhức, sưng tấy và có thể dẫn tới xói mòn xương và biến dạng khớp.

Viêm đa khớp dạng thấp là gì?

Ở giai đoạn khởi phát, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, sụt cân, ra nhiều mồ hôi, tê đầu chi trước khi xuất hiện các dấu hiệu ở khớp. Cũng ở giai đoạn này, tình trạng này chỉ xuất hiện viêm đau ở một khớp nhất định.

Sau từ vài tuần cho đến vài tháng sau. Bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn toàn phát. Lúc này, tình trạng viêm đau diễn ra ở nhiều khớp. Nên được gọi là viêm đa khớp dạng thấp. Đa ở đây có nghĩa là nhiều.

  • Các khớp thường bị viêm gồm có: 90% khớp cổ tay, 80% khớp ngón tay, 70% khớp bàn tay, 70% khớp cổ chân, 90% khớp gối, 60% khớp ngón chân, 60% khớp khuỷu.
  • Các khớp ít bị viêm: cột sống, khớp háng, khớp vai…


Triệu chứng viêm khớp dạng thấp

Những dấu hiệu viêm khớp dạng thấp thường gặp bao gồm:

  • Nóng, sưng tấy đỏ và đau nhức ở các vị trí bị viêm
  • Trong hầu hết các trường hợp, các triệu chứng xuất hiện ở cùng một khớp ở cả hai bên cơ thể. Nghĩa là nếu cổ tay trái bị viêm thì cổ tay phải cũng không tránh khỏi tình trạng này
  • Hiện tượng viêm đau thường xảy ra ở nhiều hơn một khớp 
  • Cơ thể mệt mỏi, giảm cân và có thể bị sốt nhẹ.
  • Đau cứng khớp vào buổi sáng xảy ra với tần suất thường xuyên.

Viêm khớp dạng thấp sớm có xu hướng ảnh hưởng đến các khớp nhỏ trước tiên. Đặc biệt là các khớp ở bàn tay và bàn chân. Khi bệnh tiến triển, các triệu chứng bắt đầu xuất hiện ở cổ tay, đầu gối, mắt cá chân, khuỷu tay, hông và vai.

vị trí thường bị viêm đa khớp dạng thấp

Khoảng 40% người bị viêm khớp dạng thấp cũng trải qua các triệu chứng không liên quan đến khớp như.

  • Mắt: Người bệnh thường bị khô mắt, nhạy cảm với ánh sáng, mắt đỏ và giảm thị lực.
  • Tuyến nước bọt: Nướu bị khô hoặc bị kích ứng gây ra tình trạng nhiễm trùng.
  • Da: Xuất hiện những cục u nhỏ dưới da tại các vị trí bị viêm.
  • Phổi: Khó thở, với những triệu chứng viêm phổi có thể xuất hiện.
  • Máu: Thiếu máu, tế bào hồng cầu giảm.
  • Tim
  • Thận
  • Mô thần kinh
  • Tủy xương

Những triệu chứng bệnh viêm đa khớp dạng thấp có thể xảy ra đồng thời hoặc riêng lẻ. Các biểu hiện có thể đến một cách bất ngờ rồi tự hết. Theo thời gian, bệnh có thể khiến các khớp bị biến dạng và chuyển dịch ra khỏi vị trí ban đầu.

Nguyên nhân viêm khớp dạng thấp

Theo các chuyên gia xương khớp, nguyên nhân gây viêm khớp dạng thấp chủ yếu là do sự rối loạn hệ thống miễn dịch. Hệ miễn dịch tấn công nhầm chính các khớp và lớp màng dịch bao quanh các khớp gây viêm đau.

Yếu tố nguy cơ

Theo thống kê, ở nước Mỹ có khoảng 1,5 triệu người bị viêm khớp dạng thấp. Còn ở Việt Nam và các quốc gia khác trên thế giới, con số này là khoảng 0,5 – 2 % dân số.

Một số tác nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm:

  • Giới tính: 70% trong số người bệnh viêm khớp dạng thấp là nữ giới.
  • Tuổi tác: Bệnh phát triển mạnh ở những người từ 30 đến 60 tuổi.
  • Yếu tố di truyền.
  • Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ phát triển viêm khớp dạng thấp. Đặc biệt nếu bạn bị ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền ở trên.
  • Mặc dù không chắc chắn và ít thông tin nhưng sự phơi nhiễm môi trường như amiăng hoặc silica có thể làm tăng nguy cơ phát triển của bệnh viêm khớp dạng thấp.
  • Những người thừa cân hoặc béo phì dường như có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp cao hơn. Đặc biệt là ở những phụ nữ tuổi trung niên trở lên.

Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp

Để chẩn đoán căn bệnh này, các bác sĩ sẽ chẩn đoán theo tiêu chuẩn ACR/EULAR 2010 gồm các chỉ số:

Các biểu hiện tại khớp

  • 1 khớp lớn → 0
  • 2-10 khớp lớn → 1
  • 1-3 khớp nhỏ → 2
  • 4-10 khớp nhỏ → 3
  • >10 khớp → 5

Huyết thanh

  • RF (-) và Anti-CCP (-) → 0
  • RF (+) thấp hoặc Anti-CCP (+) thấp → 2
  • RF (+) cao hoặc Anti-CCP (+) cao → 3

Chỉ số viêm giai đoạn cấp

  • CRP bình thường và tốc độ lắng máu bình thường → 0
  • CRP tăng hoặc tốc độ lắng máu tăng → 1

Thời gian xuất hiện các triệu chứng

  • <6 tuần → 0
  • ≥6 tuần → 1

Chẩn đoán xác định

6/10 điểm

Chẩn đoán phân biệt

  • Thoái hóa khớp
  • Lupus ban đỏ hệ thống
  • Gút
  • Viêm cột sống dính khớp
  • Viêm khớp vẩy nến
  • Thấp khớp
  • Xơ cứng bì

Viêm khớp dạng thấp có nguy hiểm không?

Viêm khớp dạng thấp làm tăng nguy cơ gặp phải những biến chứng sau:

  • Loãng xương. Bản thân bệnh và một số loại thuốc dùng trong quá trình điều trị, có thể làm tăng nguy cơ bị loãng xương.
  • Các nốt thấp khớp. Những khối mô cứng này thường hình thành xung quanh các điểm áp lực, chẳng hạn như khuỷu tay. Tuy nhiên, những nốt sần này có thể hình thành bất cứ nơi nào trong cơ thể, bao gồm cả phổi.
  • Khô mắt và miệng. Những bệnh có nhiều khả năng gặp phải hội chứng Sjogren. Một rối loạn làm giảm lượng ẩm trong mắt và miệng của bạn.
  • Nhiễm trùng. Bản thân bệnh và các loại thuốc điều trị làm suy giảm hệ thống miễn dịch, dẫn đến nhiễm trùng gia tăng.
  • Thành phần cơ thể bất thường. Tỷ lệ chất béo cao hơn ở những người bị viêm khớp dạng thấp. Ngay cả ở những người có chỉ số khối cơ thể (BMI) bình thường.
  • Hội chứng ống cổ tay. Nếu viêm khớp dạng thấp xuất hiện ở vùng cổ tay, viêm có thể nén dây thần kinh chạy khắp vùng bàn tay và ngón tay của bạn.
  • Vấn đề tim mạch. Bệnh cũng có thể làm tăng nguy cơ xơ cứng và tắc nghẽn động mạch, cũng như viêm túi bao quanh tim bạn.
  • Bệnh phổi. Những người bị viêm khớp đa dạng thấp có nguy cơ viêm và sẹo của các mô phổi, có thể dẫn đến khó thở.
  • Ung thư hạch. Viêm đa khớp dạng thấp làm tăng nguy cơ ung thư hạch.

Viêm khớp dạng thấp có chữa khỏi không?

Theo các chuyên gia xương khớp, bệnh này không thể chữa khỏi hoàn toàn 100%. Người bệnh chỉ có thể điều trị và khắc phục triệu chứng. Để giảm nguy cơ gặp phải những biến chứng nguy hiểm và giảm sự phát triển của bệnh.

Chính vì thế, bệnh nhân viêm khớp dạng thấp phải học cách sống chung với bệnh. Việc điều trị giúp các khớp không bị tổn thương thêm. Bên cạnh đó, giúp giảm nguy cơ mắc phải các biến chứng đặc biệt là tàn phế. Tuy nhiên, một số bệnh nhân sau khi điều trị bệnh viêm đa khớp dạng thấp thuyên giảm và không thấy tái phát. Việc phát hiện sớm và điều trị đúng cách là điều mà bạn cần phải làm.

Điều trị viêm khớp dạng thấp

Để việc điều trị đạt hiệu quả, người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Một số phương pháp điều trị phổ biến.

Thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp

Dựa vào triệu chứng, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng những loại thuốc dưới đây:

  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Phổ biến là ibuprofen, ketoprofen và naproxen sodium. Tác dụng giảm đau do viêm khớp dạng thấp. Đặc biệt, với những bệnh nhân bị loét dạ dày, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc riêng.
  • Thuốc Corticosteroid: Phổ biến là prednisone, prednisolone và methyprednisolone. Tác dụng chống viêm nhanh và mạnh. Nhóm thuốc Corticosteroid có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nên chỉ có thể sử dụng trong thời gian ngắn.
  • Nhóm thuốc Dmard: Phổ biến methotrexate, sulfasalazine, hydroxycholorquine, leflunomide, cyclophosphamide và azathioprine. Tác dụng chống thấp khớp.

Phẫu thuật

Đây là phương pháp điều trị rất ít được sử dụng. Nó chỉ được áp dụng trong trường hợp bị viêm đa khớp dạng thấp tổn thương nặng, mất khả nặng vận động. Phẫu thuật thay khớp giúp làm giảm đau và phục hồi chức năng các khớp bị tổn thương nặng.

Các khớp bị viêm có thể được phẫu thuật thay thế bằng kim loại và nhựa. Khớp hông và đầu gối là những trường hợp điển hình và phổ biến.

Thuốc Đặc Trị Bệnh Xương Khớp Của Malaysia

Danh mục tin tức