Giỏ hàng

5 Nguyên Nhân Gây Nứt Kẽ Hậu Môn Thường Gặp

.


Tìm hiểu về các nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn giúp bạn biết được đâu là lý do khiến vùng hậu môn có cảm giác khó chịu, từ đó có cách điều trị phù hợp, hiệu quả, cũng như có thể phòng ngừa được hiện tượng này. Nứt kẽ hậu môn có thể không gây nhiều ảnh hưởng cho bạn, nhưng những nguyên nhân sâu xa của chứng bệnh này lại vô cùng nguy hiểm.

Cùng với bệnh trĩ, polyp hậu môn, rò hậu môn,… thì nứt kẽ hậu môn cũng là một trong những bệnh lý vùng hậu môn trực tràng dễ gặp phải. Trẻ em hay người lớn, cả nam giới lẫn nữ giới đều là đối tượng của bệnh. Tuy nhiên không ít người biết đến căn bệnh này.

Bệnh nứt kẽ hậu môn là gì?

Nứt kẽ hậu môn là vết loét, nứt hoặc rách có kích thước từ 0, 5-1cm theo chiều dọc của niêm mạc ống hậu môn.

Nứt kẽ hậu môn gây đau đớn cho người bệnh
Nứt kẽ hậu môn gây đau đớn cho người bệnh


Có thể nhận biết dễ dàng triệu chứng nứt kẽ hậu môn qua các biểu hiện như:

  • Cảm giác đau hậu môn khi đi đại tiện và kéo dài một thời gian sau đó, thường bị đau nhói như vết cắt hoặc bị rách mỗi khi phân đi qua hậu môn, nhất là phân rắn.
  • Có thể gây chảy máu nhưng thường với lượng nhỏ và máu có màu đỏ nhạt.
  • Có thể thấy chảy dịch ở vết nứt kẽ hậu môn, ngứa hậu môn.
  • Ngoài ra còn thấy: đái buốt, đái rắt,…

Vì những phiền toái mà nó mang lại, chúng ta cần phải sớm tìm ra nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn để hạn chế và giúp điều trị bệnh mau khỏi hơn.

5 nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn

Theo các bác sĩ chuyên khoa hậu môn trực tràng, hiện nay có 5 nguyên nhân nứt kẽ hậu môn chính, thường gặp nhất là do táo bón. Cùng tìm hiểu để có cách phòng ngừa và chữa trị hiện tượng này.

1. Táo bón gây nứt kẽ hậu môn

Bị táo bón lâu ngày được xem là “thủ phạm” chính gây nứt kẽ hậu môn. Có thể giải thích dễ dàng nguyên do đó là chính là khi mắc bệnh táo bón, khối phân thường to, cứng và khó để tống ra bên ngoài. Lúc này, người bệnh sẽ mất không ít thời gian và dùng sức rặn để đẩy phân ra.

Táo bón - nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn hàng đầu
Táo bón – nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn hàng đầu

Nếu tình trạng táo bón diễn ra thường xuyên mà không được khắc phục, thì đó chính là nguyên nhân nứt kẽ hậu môn, hay bệnh trĩ.

2. Nguyên nhân nứt kẽ hậu môn do bệnh Crohn

Ít ai nghĩ rằng: Bệnh Crohn – một bệnh viêm nhiễm đường ruột có thể gây nứt kẽ hậu môn. Chúng chính là nguyên nhân gây ra loét đường tiêu hóa không liên tục ở bất cứ nơi nào từ miệng cho tới hậu môn, gây ra viêm màng của đường tiêu hóa, dẫn đến đau bụng, tiêu chảy và ngay cả suy dinh dưỡng trầm trọng.

Và hiển nhiên, triệu chứng tiêu chảy cũng gây mất nhiều thời gian và sức rặn khi đi đại tiện. Từ đó, hậu môn bị tổn thương và viêm nhiễm, hình thành nứt kẽ hậu môn.

3. Quan hệ tình dục bằng đường hậu môn

Ống hậu môn vốn có kích thước nhỏ, tập trung nhiều tĩnh mạch và dây thần kinh xúc cảm. Nếu dương vật hoặc sex toy “ra vào” liên tục và đặc biệt khi thực hiện mạnh bạo sẽ dễ khiến ống hậu môn bị thương tổn gây rách và viêm loét, đó chính là lý do làm nứt kẽ hậu môn.

Quan hệ tình dục bằng đường hậu môn gây nứt kẽ
Quan hệ tình dục bằng đường hậu môn gây nứt kẽ

Vì vậy mà nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn này thường gặp nhiều ở các cặp đồng tính hơn.

4. Do chế độ ăn uống không khoa học

Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt quan tâm hơn đến hàm lượng chất xơ và nước là lời khuyên cần thực hiện để giữ cho hệ tiêu hóa “vận hành” trơn tru hơn.

Nếu cơ thể thiếu nước và chất xơ thì chắc hẳn có thể dễ nhận thấy được tác hại của chúng đó chính là hiện tượng táo bón. Và dĩ nhiên đây chính là căn nguyên của nứt kẽ hậu môn như đã đề cập ở trên.

5. Tiền sử phẫu thuật vùng hậu môn

Các thủ thuật chữa bệnh trĩ như: chích xơ búi trĩ, thắt trĩ hay quang đông hồng ngoại; hoặc phẫu thuật cắt trĩ sau đó có thể gây ra các biến chứng mà nứt kẽ hậu môn là nguy cơ dễ gặp nhất.

Ngoài 5 nguyên nhân gây nứt kẽ phổ biến ở trên thì: phụ nữ mang thai, đứng hoặc ngồi quá lâu không vận động, tác dụng phụ của một số thuốc,… cũng được coi là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh lý gây ra nhiều đau đớn này.

HẠN CHẾ NỨT KẼ HẬU MÔN QUA CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG VÀ SINH HOẠT

Khi bị nứt kẽ hậu môn, người bệnh cần bổ sung chất xơ và uống nhiều nước hơn, kết hợp với việc vận động thể dục thể thao với cường độ vừa phải để hỗ trợ khắc phục và chống bệnh táo bón. Loại bỏ các nguyên nhân nứt kẽ hậu môn thường gặp và kết hợp dùng thuốc Trĩ Căn Đoạn và Mayinglong thì sẽ khỏi triệt để .

Danh mục tin tức